Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Nghề PR vũ trường

PR nghĩa của từ này rất là rộng: tiếp thị,makerting,quảng cáo......nhưng nơi vũ trường(vu truong) thì nó được hiểu như là nhân viên phục vụ khách (nhưng họ tiếp cận khách thân mật và là người để lôi kéo khách về club của mình)nếu một club có nhiều pr đẹp đó là lợi thế rất lớn.Họ vẫn là những cô gái mà khi ánh đèn mờ ảo của vũ trường bậc lên họ đẹp một cách lạ thường,mà ai cũng phải khen là đẹp,họ toác lên một vẽ đẹp sang trọng và quý phái.có lẽ các bạn nghỉ tôi có vẽ nó hơi quá về họ nhưng khi các bạn tiếp xúc với một PR chuyên nghiệp các bạn sẽ thấy tôi không nói sai về họ.nhưng những câu chuyện sau ánh đèn mờ ảo đó thì ít có bạn biết họ ra sau.khi ánh đèn mờ ảo tắt đi thì thay vào đó là ánh đèn trắng sáng,và khi đó ta có thể nhìn rõ khuôn mặt của từng người.
PR là nghề có thể gọi là rất phủ phàng vì tính đào thải của nó rất mạnh,nếu cô gái có ngoại hình đẹp, biết cách chăm sóc bản thân và có cách ăn nói tốt thì có thể làm khoảng 6-10 năm.còn không thì có thể làm một hai năm là bỏ nghề vì họ làm việc chủ yếu là đêm khuya và rượu hầu như là mỗi đêm, rất tổn hại sức khỏe,con gái nếu không biết chăm sóc sắc đẹp thì nó sẽ rất mau phai tàn.
Có ai đã từng biết tại sao một cô gái lại phải đi làm pr và cuộc đời sao khi nghĩ làm của họ ra sao?
Có rất nhiều lý do để một cô gái bước vào cái nghề co thể gọi là ít ai muốn làm này nếu không rất cần tiền này.tôi có biết một vài pr và họ cũng đã kể cho tôi nghe cuộc đời của họ: phần lớn họ làm vì gia đình và cuộc sống khó khăn.
TRÂM ANH là con một của một gia đình nghèo vùng quê hẻo lánh thuộc Mỹ Xuyên-sóc trăng.1999 cha mẹ trâm anh ly dị khi đó trâm anh chỉ mới 12 tuổi,cái tuổi mà phải được hưởng sự yêu thương đum bọc của cha mẹ.trâm anh sống cùng mẹ.gia đình nghèo không có ruộng đất phải đi làm thuê làm mướn sống qua ngày nên cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn(mẹ trâm anh rất giền đánh số đề). 2001 trâm anh nghỉ học đi làm phục vụ ở quán cà phê ngoài thị xã sóc trăng (khi đó sóc trăng chưa lên thành phố) do một người bạn giới thiệu......buồn ngủ wa hôm khác mình viết tiếp nhe.thanks các bạn đã đọc.
Theo Son Ngam

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Máy phát điện và đôi điều về việc nối các máy phát điện



Gần như hầu hết các KS điện cứ nghĩ là không nên nối các máy phát điện song song với nhau. Mọi người rất sợ trường hợp có dòng công suất (vô công và hữu công) chạy quẩn giữa 2 máy. Điều này cũng đúng. Vì thế mọi người thưòng nghĩ đến các bộ phân bố công suất.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm được những điều này, với đôi chút quan tâm về các hệ thống điều khiển tự động của nó. Tất nhiên là các hệ tự động phải tương đối một tý, chứ đừng đến nỗi cách biệt nhau quá đáng.

Trước hết chúng ta xem xét nguyên nhân vì sao gây ra hiện tượng trên. Từ đó sẽ có hướng khắc phục.

Hệ thống điều tốc Governor

Hệ thống điều tốc của các máy phát điện thường là một hệ thống PID khá hoàn chỉnh, với rất nhiều khâu. Chúng ta chỉ quan tâm đến khâu điều chỉnh tần số.

Nếu khâu này chỉ quan tâm đến tần số thôi, thì tần số ra của máy phát rất ổn định. Điều đó có nghĩa là khi tải tăng lên, tần số có khuynh hướng tụt xuống, thì bộ điều tốc sẽ tăng nguồn năng lượng vào động cơ sơ cấp, và tần số sẽ phục hồi như cũ.

Điều này rất có lợi cho các máy phát điện độc lập. Tần số sẽ cố định bất kể ở tải bao nhiêu trong phạm vi của máy.

Tuy nhiên, nếu bạn nối 2 máy song song với nhau, và chỉ cần 2 tần số chỉnh định khác nhau, thì sẽ nảy sinh vấn đề ngay.

Một máy sẽ thấy tần số chung thấp hơn tần số chuẩn của mình, nên ra sức tăng tốc (thí dụ tăng dầu đốt để tăng tốc độ). Kết quả là công suất sẽ phát ra cao.

Máy còn lại sẽ thấy tần số chung cao hơn tần số chuẩn của mình, nên tìm mọi cách giảm chất đốt. Công suất sẽ ngày càng giảm, có khi giảm đến mức máy phát trở thành động cơ.

Vì vậy, chỉnh cho cả hai máy có cùng tần số chuẩn là rất khó.

Giả sử bạn đã làm được điều này. Hai máy đang có cùng công suất.

Bỗng nhiên tải có thay đổi đột biến, như khởi động một động cơ lớn chẳng hạn. Nếu 2 máy lớn nhỏ khác nhau, hoặc độ nhay của các bộ điều tốc khác nhau, lập tức thế cân bằng bị phá vỡ.

Máy có công suất nhỏ hơn thường có quán tính thấp hơn, nên nhạy hơn, đáp ứng lập tức, trong khi máy kia chưa kịp đáp ứng. Thế là máy nhỏ sẽ bị quá tải vì tăng quá mức hoặc mất tải vì giảm quá mức.

Để giải quyết các tình trạng này, ngay trong bộ điều tốc đã sẵn có các bộ phận điều chỉnh. Kể cả các bộ điều tốc cơ khí cổ điển ngày xưa.

Cơ chế điều chỉnh tải của máy phát điện.

- Thông thường, các máy phát điện hoạt động độc lập, thì chỉ cần điều chỉnh đúng tốc độ. khi có thêm tải, tốc độ của máy sẽ giảm xuống. Sự sụt giảm tốc độ máy sẽ kéo theo suy giảm tần số.


- Bộ điều tốc của động cơ sơ cấp sẽ nhận ra sự suy giảm tần số này, và sẽ tăng lượng nhiên liệu lên, để tăng tốc trở lại. Cuối cùng là tần số vẫn đầy đủ, và công suất phát của máy sẽ phụ thuộc vào tải.
Chế độ này, trong các máy thường gọi là chế độ Isolate.


- Khi máy phát điện nối vào lưới điện vô cùng lớn, máy cũng sẽ làm việc dựa trên tần số. Trên thực tế, tần số lưới thay đổi liên tục. Rất ít khi máy phát chỉnh được tần số đặt bằng tần số lưới. Mà sự thay đổi công suất của máy sẽ ảnh hưởng rất ít đến tần số hệ thống, vì công suất của máy không phải là lớn lắm so với hệ thống.

- Nếu sự tăng giảm tải theo tần số mà quá chính xác như trên, sẽ dẫn đến máy phát phải làm việc trên 1 trong 2 trường hợp:

+ Nếu tần số đặt của máy phát nhỏ hơn tần số lưới, máy sẽ giảm công suất thật nhiều, đến khi thành không tải.


+ Nếu tần số đặt của máy lớn hơn tần số lưới, máy sẽ tăng công suất thêm, đến khi hết mức của nó.

Kết nối nhiều máy phát điện

Kết nối nhiều máy phát điện

Nguồn: mayphatdiencu.vn

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Ý nghĩa của tự đóng trở lại nguồn điện khi vận hành máy phát điện

Kinh nghiệm vận hành máy phát điện cho thấy, đa số ngắn mạch xảy ra trên đường dây truyền tải điện năng đều có thể tự tiêu tan nếu cắt nhanh đường dây bằng các thiết bị bảo vệ rơle.

Cắt nhanh đường dây làm cho hồ quang sinh ra ở chỗ ngắn mạch bị tắt và không có khả năng gây nên những hư hỏng nghiêm trọng cản trở việc đóng trở lại đường dây. Hư hỏng tự tiêu tan như vậy được gọi là thoáng qua. Đóng trở lại một đường dây có hư hỏng thoáng qua thường là thành công.
Những hư hỏng trên đường dây như đứt dây dẫn, vỡ sứ, ngã trụ .... không thể tự tiêu tan, vì vậy chúng được gọi là hư hỏng tồn tại. Khi đóng trở lại đường dây có xảy ra ngắn mạch tồn tại thì đường dây lại bị cắt ra một lần nữa, việc đóng trở lại như vậy là không thành công.
Để giảm thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, thao tác đóng trở lại đường dây cần được thực hiện một cách tự động nhờ các thiết bị tự động đóng trở lại . Thiết bị tự động đóng trở lại cũng có thể tác động cả khi máy cắt bị cắt ra do thao tác nhầm của nhân viên vận hành hoặc do thiết bị bảo vệ rơle làm việc không đúng.
Áp dụng tự động đóng trở lại có hiệu quả nhất là ở những đường dây có nguồn cung cấp một phía, vì trong trường hợp này tự động đóng trở lại thành công sẽ khôi phục nguồn cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Ở mạng vòng, cắt một đường dây không làm ngừng cung cấp điện, tuy nhiên áp dụng tự động đóng trở lại là hợp lí vì làm tăng nhanh việc loại trừ chế độ không bình thường và khôi phục sơ đồ mạng đảm bảo vận hành kinh tế và tin cậy. Khả năng tự động đóng trở lại thành công ở những đường dây trên không vào khoảng 70¸90%.
Trong thực tế người ta có thể áp dụng những loại tự động đóng trở lại sau: tự động đóng trở lại 3 pha, thực hiện đóng cả 3 pha của máy cắt sau khi nó bị cắt ra bởi bảo vệ rơle. Tự động đóng trở lại 1 pha, thực hiện đóng máy cắt 1 pha sau khi nó bị cắt ra bởi bảo vệ chống ngắn mạch một pha. Tự động đóng trở lại hỗn hợp, đóng 3 pha (khi ngắn mạch nhiều pha) hay đóng 1 pha (khi ngắn mạch một pha).
Riêng tự động đóng trở lại 3 pha được phân ra thành một số dạng: TĐL đơn giản, TĐL tác động nhanh, TĐL có kiểm tra điện áp, TĐL có kiểm tra đồng bộ....
Theo loại thiết bị mà tự động đóng trở lại tác động đến có: TĐL đường dây, TĐL thanh góp, TĐL máy biến áp, TĐL động cơ điện.
Theo số lần tác động có: TĐL một lần và TĐL nhiều lần.
Theo cách thức tác động đến cơ cấu truyền động của máy cắt có: TĐL điện và TĐL cơ khí.

Máy phát điện

Sưu tầm từ mayphatdiencu.vn

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Vận hành máy phát điện Diesel an toàn

Với những ưu điểm vượt trội của nhiên liệu diesel, nên máy phát điện bằng nhiên liệu diesel ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, máy phát điện diesel được sử dụng phổ biến tại các công trình khi chưa có nguồn điện lưới cung cấp đến. Nhưng để vận hành máy phát được an toàn thì cần phải lưu ý một số điều sau:

1. Trước khi cho máy làm việc phải:

- Xem xét phát hiện hư hỏng bên ngoài của máy.

- Kiểm tra xiết chặt.

- Kiểm tra mức nhiên liệu và nước làm mát, nhiên liệu phải được lắng lọc và phải xả cặn ở bình chứa nhiên liệu.

- Kiểm tra mức dầu nhờn của cacte dầu.

- Kiểm tra sự rò rỉ ở hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.

- Kiểm tra xem cầu dao tổng có ở vị trí cắt mạch không.

- Đưa núm điều chỉnh kích thích về vị trí điện áp thấp nhất.

Chỉ khi sự kiểm tra cho thấy máy đang ở tình trạng hoàn hảo và sẵn sàng làm việc mới cho phép khởi động máy. Khi sử dụng máy "đề " bằng không khí nén phải tuân theo "Qui định an toàn lao động khi vận hành máy nén khí".

2. Khi kích thích máy phát điện phải làm từ từ bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay). Việc tăng tải máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy tăng lên đột ngột.

3. Trong quá trình làm việc công nhân trực máy phải luôn luôn có mặt, không được tự ý rời vị trí công tác hay giao vị trí cho người khác trông coi hộ. Phải chú ý kiểm tra:

- Nhiệt độ dầu và nước động cơ nổ.

- áp suất dầu nhờn.

- Tần số, điện áp và cường độ dòng điện của từng pha.

- Nhiệt độ máy phát điện và nhiệt độ các ổ bi của máy phát điện.

- Tình trạng làm việc của các chổi than và cổ góp nếu có.

Khi máy đang hoạt động cấm lau chùi điều chỉnh bộ phận quay, vô dầu mỡ..., chỉ được làm việc đó khi máy đã ngừng hẳn chuyển động.

An toàn vận hành máy phát điện Diesel

An toàn vận hành máy phát điện Diesel

4. Điện áp làm việc dài hạn của máy phát điện không được vượt quá 110% điện áp định mức của máy.

Dòng điện các pha không được chênh lệch quá 15%.Thời gian cho phép quá tải của máy đối với các trị số quá tải tương ứng phải nằm trong giới hạn qui định của nhà chế tạo.

5. Khi dừng máy bình thường phải cắt tải, giảm tốc độ động cơ từ từ đến tốc độ tối thiểu và cho tiếp tục làm việc một thời gian trước khi ngừng hẳn cho đến khi nhiệt độ nước làm mát đã đạt 50-600C.

6. Phải định kỳ kiểm tra điện trở cách điện ở máy đang vận hành sao cho trị số của chúng không nhỏ hơn trị số qui định ở cả hai trạng thái nóng và nguội. Nếu cách điện của máy phát không bảo đảm phải sấy lại, trong khi sấy nhiệt độ cao nhất ở bất kỳ chỗ nào của máy cũng không được vượt quá 80oC.

7. Phải ngừng máy phát điện ngay trong các trường hợp sau :

- Nhiệt độ dầu và nước, hoặc của ổ bi và máy phát điện tăng quá giới hạn cho phép.

- áp suất vượt quá trị số giới hạn.

- Tốc dộ quay tăng hay giảm quá mức qui định.

- Có tiếng gõ và tiếng khua kim khí hoặc rung ngày càng tăng.

- Xuất hiện tia lửa hoặc khói trong máy phát điện.

- Phóng điện quá nhiều và không bình thường của chổi than và cổ góp.

Sau đó phải báo cáo lên trên để xin ý kiến chỉ đạo khắc phục. Việc khắc phục sự cố chỉ có thể thực hiện khi dã ngừng máy và loại trừ hoàn toàn khả năng có thể hoạt động trở lại một cách ngẫu nhiên của nó.Sau khi sửa xong trước khi đóng cacte phải tin chắc không bỏ quên trong thiết bị các vật lạ, dụng cụ,...

8. Khi cấp nhiên liệu và dầu phải:

- Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa hở để soi kiểm tra mức nhiên liệu.

- Không cho phép rò rỉ dầu và nhiên liệu, nếu phát hiện rò rỉ phải khắc phục ngay mới được cho máy hoạt động tiếp. Không được phát hiện các vị trí rò rỉ trên ống phun bằng cách sờ mó bằng tay.

- Các hố dầu ở trạm phát điện dự phòng phải có nắp đậy hoặc rào chắn để người không bị rơi xuống, nền trạm phải khô ráo, không có dầu mỡ vương vãi.

- Không cho để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện.

- Không được để các vật cản trên lối thoát dự phòng. Chỗ làm víệc phải trật tự, ngăn nắp.

9. Chỉ được sử dụng bình chữa cháy CO2, đất, cát, hay vải không thấm nước để dập tắt sự cháy của dầu và nhiên liệu. Nghiêm cấm rót nước vào dầu và nhiên liệu cháy cũng như dùng bình bọt chữa cháy để dập tắt các dây dẫn hay thiết bị bị cháy mà đang có điện. Giẻ lau máy phải cho vào thùng rác bằng kim loại có nắp đậy.

10. Phải theo dõi để bảo đảm đường đi của khí trong ống xả không bị bịt kín. Đường kính ống xả phải bằng 1,5 đường kính ống góp thải. Phần ống thải nằm trong nhà phải được bọc cách nhiệt. Ống thải đi qua các tường và mái dễ cháy phải có tấm ngăn cách cỡ 50 x 50cm.

11. Khi rửa các chi tiết, cụm chi tiết máy trong quá trình sửa chữa máy phát điện hoặc bảo trì máy phát điện phải đề phòng dung dịch rửa và nhiên liệu rơi vào mắt.

12. Nghiêm cấm:

- Sử dụng xăng êtyl hóa.

- Hút thuốc và có ngọn lửa hở.

- Có một lượng hơi lớn của xăng không etyl hóa.

Nguồn: mayphatdiencu.vn

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Vận hành máy phát điện - Công tác kiểm tra giám sát

Đối với máy phát điện công suất lớn , để kéo dài tuổi thọ cùng chất lượng cung cấp điện của nó thì máy phát cần được chăm sóc và bảo dưỡng tốt.Trước hết, việc vận hành máy phát điện phải được đảm bảo đúng kĩ thuật và điều kiện an toàn. Dưới đây, một số lưu ý khi vận hành máy phát điện:

Chế độ vận hành bình thường, công tác kiểm tra giám sát

-  Nhiệt độ định mức của gió vào máy phát điện quy định là 40ºC. Nếu nhiệt độ thực tế của gió vào máy phát nhỏ hơn 40ºC thì cho phép tăng dòng Stator của máy phát lên 0,75% dòng Stator định mức cho mỗi độ giảm 35ºC. Cho phép tăng dòng Stator của máy phát lên nhiệt độ  40ºC - 30ºC. Khi¸0,25% dòng Stator định mức cho mỗi độ giảm nhiệt độ từ 35ºC  nhiệt độ gió vào giảm dưới 30ºC thì không được tiếp tục tăng dòng Stator của máy phát nữa.

-  Khi điện áp giảm đến 95% điện áp định mức (10KV) có thể tăng dòng điện Stator đến 105% trị số định mức (2718A).

- Khi điện áp giảm dưới 95% điện áp định mức thì không được tiếp tục tăng dòng Stator nữa.

-  Khi điện áp tăng đến 105% điện áp định mức (11KV) phải giảm dòng điện Stator máy phát xuống đến 95% trị số định mức (2460A).

- Cho phép tăng điện áp máy phát đến 110% trị số định mức (11,5KV) nhưng khi điện áp tăng từ 105% đến 110% trị số định mức thì phải giảm 2% dòng Stator cho mỗi % tăng điện áp.

-  Tần số của máy phát điện cho phép biến động trong phạm vi 50  0,2Hz. Khi tần số vượt quá giới hạn quy định thì phải xử lý theo quy định của quy trình điều độ hệ thống điện.

-  Cho phép dòng điện chênh lệch giữa các pha của máy phát điện đến 20% dòng điện định mức (518A), lúc này dòng điện trong bất cứ pha nào cũng không được phép quá tải. -  Trong thời gian tổ máy đang vận hành, phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các thông số sau:

- Chế độ vận hành phải phù hợp với yêu cầu của điều độ hệ thống điện (chế độ điều tần hay phát công suất theo biểu đồ).

- Phân bố công suất giữa các tổ máy phải phù hợp và đạt hiệu suất cao, nhưng không quá giới hạn quy định trên đặc tuyến vận hành.

- Duy trì tần số, điện áp của tổ máy và của hệ thống thanh góp 110KV trong giới hạn cho phép.

- Dòng kích từ trong giới hạn cho phép.

- Dòng điện chênh lệch giữa các pha không vượt quá giới hạn cho phép.

- Việc kiểm tra máy phát điện đang vận hành cần chú ý quan sát:

+ Các chỉ thị của thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu bình thường, chính xác, phù hợp với trạng thái vận hành của tổ máy.

+ Các Rơle bảo vệ ở trạng thái làm việc bình thường, không bị dao động hoặc có các hiện tượng khác thường .

+ Nhiệt độ các bộ phận máy phát điện bình thường.

+ Tiếng kêu và độ rung máy phát điện bình thường, không có tiếng gầm hoặc tiếng ma sát kim loại.

+ Vành góp Rôtor sạch sẽ, chổi than tiếp xúc tốt.

+ Các cửa thông gió khép kín, buồng gió không có nước hoặc hơi nước.

+ Nước làm mát bình thường, các van nước đều mở.

+ Máy kích thích tĩnh vận hành bình thường, các Thiristor không bị quá nhiệt.

+ Nếu vận hành với kích thích quay chổi than của kích thích chính, phụ tiếp xúc tốt không bị đánh lửa. Cổ góp mòn đều không bị biến màu, bụi bẩn, giá đỡ chổi than bắt chắc chắn, không bị xê dịch. Các thiết bị trong tủ APH không bị quá nhiệt.

- Cho phép máy phát điện vận hành với hệ số Cosα định mức nhưng dòng điện Rôtor không được vượt quá trị số định mức. Không cho phép máy phát điện vận hành với hệ số Cosα > 0,95.

- Máy phát điện khi đưa vào vận hành phải có đủ các bảo vệ sau:

+ Bảo vệ so lệch máy phát điện.

+ Bảo vệ quá điện áp.

+ Bảo vệ quá I kém U.

+ Bảo vệ chạm đất Stator.

+ Bảo vệ chạm đất Rôtor.

+ Bảo vệ quá tải.

+ Bảo vệ nhiệt độ.

+ Các bảo vệ cơ khí thuỷ lực.

+ Các bảo vệ của hệ thống kích thích.

Không cho phép vận hành máy phát điện khi thiếu một trong các bảo vệ trên.

- Máy phát điện phải được trang bị hệ thống chữa cháy và báo cháy. Không được phép vận hành máy phát điện khi hệ thống chữa cháy bị hư hỏng.

- Máy phát điện đang vận hành khi cuộn dây Stator chạm đất được phép tiếp tục làm việc trong thời gian không quá 2 giờ, hết thời gian trên phải cắt máy ra khỏi lưới điện.

Không cho phép vận hành các máy phát điện khi bị chạm đất Rôtor hoặc mạch kích từ.

Máy phát điện sau sửa chữa (trung tu, đại tu) đưa vào vận hành cần phải có số liệu kiểm tra, thí nghiệm các hạng mục sau:

+ Trị số cách điện, hệ số hấp thụ và điện trở một chiều cuộn dây Stator.

+ Trị số cách điện và điện trở một chiều cuộn dây Rôtor, mạch kích từ.

+ Trị số cách điện thanh cái máy phát điện.

+ Trị số cách điện, điện trở một chiều máy biến áp kích từ.

+ Trị số cách điện, điện trở một chiều TU, TI thuộc máy phát điện.

+ Trị số cách điện ổ đỡ, ổ hướng.

+ Thử tác động của các bảo vệ, tín hiệu thuộc máy phát.

+ Các số liệu kiểm tra đồng hồ đo lường thuộc máy phát.

+ Các số liệu thí nghiệm của hệ thống kích thích quay (nếu vận hành KT quay).

+ Các số liệu thí nghiệm của hệ thống kích thích tĩnh (nếu vận hành KT tĩnh).

+ Các số liệu khác theo nội dung công việc sửa chữa.

Bộ kiểm tra máy phát điện

Bộ kiểm tra máy phát điện

Nguồn: mayphatdiencu.vn

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Máy phát điện Cummins 50 KVA

Máy phát điện Cummins 50 KVA



Giá thành: Call
Model: GF-DC50
Động cơ: Cummins-4BTA3.9-G2
Đầu phát: Stamford UCI224D
Công suất dự phòng 55
Công suất liên tục: 50

Phụ kiện kèm theo
Bình acquy, ống mềm, ống giảm chấn động lằn gợn, mặt bích, bộ giảm âm, tấm lót giảm chấn động.
Kích thước máy không vỏ (D x R x C)
1.800 x 750 x 1.420
Trọng lượng máy không vỏ (Kg)
1.150
Kích thước máy có vỏ (D x R x C)
2.280 x 1.060 x 1.680
Trọng lượng máy có vỏ
1.450
Liên hệ

Công ty TNHH MTV TM DV KT Nam Nguyên

Địa chỉ: 245/24 Bình Lợi , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 22377056 - Di dong: 0989 44 22 49
Email: vanbonkd@gmail.com - Website: http://mayphatdiennamnguyen.com

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Những lưu ý khi chọn sơ đồ nối dây cho nhà máy điện

Sơ đồ nối dây giữa các cấp điện áp cần phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Số lượng máy phát điện nối vào thanh góp điện áp máy phát phải thỏa mãn các điều kiện sao cho khi ngừng làm việc một máy phát lớn nhất, các máy còn lại vẫn đảm bảo đủ cung cấp cho phụ tải ở điện áp máy phát và phụ tải ở điện áp trung (trừ phần phụ tải cho các bộ hoặc các nguồn khác nối vào thanh góp điện áp trung có thể cung cấp được).
- Công suất mỗi bộ máy phát- máy biến áp không được phép lớn hơn dự trữ quay của hệ thống.
- Chỉ được phép ghép bộ mf-mba hai cuộn dây vào thanh góp điện áp nào mà phụ tải cực tiểu ở đó lớn hơn công suất của bộ này. Có như vậy mới tránh được lúc phụ tải cực tiểu bộ này mới không phát hết công suất hoặc công suất phải chuyển qua hai lần biến áp,làm tăng tổn hao và gây quá tải cho máy biến áp ba cuộn dây. Nếu dùng mba tự ngẫu làm mba liên lạc th́ không cần điều kiện này.
- Khi phụ tải điện áp máy phát nhỏ, để cung cấp cho nó có thể lấy rẽ nhánh từ các bộ mf-mba, nhưng công suất lấy rẽ nhánh không vượt quá 15% công suất của bộ.
- Máy biến áp ba cuộn dây chỉ sử dụng khi công suất truyền tải qua cuộn dây này không nhỏ hơn 15% công suất truyền tải qua cuộn dây kia. Đây không phải là điều qui định mà chỉ là điều cần chú khi sử dụng máy biến áp ba cuộn dây. Như đă biết, tỉ số công suất giữa các cuộn dây trong máy biến áp ba dây cuốn là: 100/100/100 ; 100/66,7/66,7 ; hay 100/100/66,7 nghĩa là cuộn dây có công suất thấp nhất cũng bằng 66,7% công suất định mức. Do đó nếu công suất truyền tải qua cuộn dây nào đó quá nhỏ sẽ không tận dụng được khả năng tải của nó,
- Không nên dùng quá hai máy biến áp ba cuộn dây hoặc tự ngẫu để liên lạc hay tải điện giữa các cấp điện áp vì sơ đồ thiết bị phân phối sẽ phức tạp hơn.
- Máy biến áp tự ngẫu chỉ nên dùng khi cả hai phía điện áp trung và điện áp cao đều có trung tính nối đất trực tiếp (U ³ 110Kv).
- Khi công suất tải lên điện áp cao lớn hơn dự trữ xoay của hệ thống thì phải đặt Ưt nhất hai máy biến áp.
- Không nên nối song song hai máy biến áp hai cuộn dây với mba ba cuộn dây vì thường không chọn được hai máy biến áp có tham số phù hợp để vận hành song song.
- Sau khi vạch được tất cả các phương án có thể, ta tiến hành phân tích sơ bộ ưu điểm, nhược điểm các phương án về mặt kinh tế và kỹ thuật để loại trừ bớt một số phương án rõ ràng không hợp lư và chỉ giữ lại các phương án hợp lý để luận chứng tiếp.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Máy phát điện là gì

Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.


Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.
Lịch sử phát triển
Máy phát điện xoay chiều vào đầu thập kỉ 20, chế tạo tại Budapest, Hungary, trong buồng phát của một trạm thủy điện

Trước khi từ tính và điện năng được khám phá, các máy phát điện đã sử dụng nguyên lý tĩnh điện. Máy phát điện Wimshurst đã sử dụng cảm ứng tĩnh điện. Máy phát Van de Graaff đã sử dụng một trong hai cơ cấu sau:

    Điện tích truyền từ điện cực có điện áp cao
    Điện tích tạo ra bởi sự ma sát

Máy phát tĩnh điện được sử dụng trong các thí nghiệm khoa học yêu cầu điện áp cao. Vì sự khó khăn trong việc tạo cách điện cho các máy phát tạo điện áp cao, cho nên máy phát tĩnh điện được chế tạo với công suất thấp và không bao giờ được sử dụng cho mục đích phát điện thương mại.
Faraday
Máy phát xách tay nhìn từ phía bên cạnh, cho thấy động cơ xăng

Vào năm 1831-1832 Michael Faraday đã phát hiện ra rằng một chênh lệch điện thế được tạo ra giữa hai đầu một vật dẫn điện mà nó chuyển động vuông góc với một từ trường. Ông ta cũng đã chế tạo máy phát điện từ đầu tiên được gọi là "đĩa Faraday", nó dùng một đĩa bằng đồng quay giữa các cực của một nam châm hình móng ngựa. Nó đã tạo ra một điện áp một chiều nhỏ và dòng điện lớn.
Dynamo

Dynamo là máy phát điện đầu tiên có khả năng cung cấp điện năng cho công nghiệp. Dynamo sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi năng lượng quay cơ học thành dòng điện xoay chiều. Cấu tạo của dynamo bao gồm một kết cấu tĩnh mà nó tạo ra từ trường mạnh và một cuộn dây quay. Ở các máy phát dynamo nhỏ, từ trường được tạo ra bằng các nam châm vĩnh cữu, đối với các máy lớn, từ trường được tạo ra bằng các nam châm điện.

Máy phát dynamo đầu tiên dựa trên nguyên lý Faraday được chế tạo vào năm 1832 do Hippolyte Pixii- một nhà chế tạo thiết bị đo lường. Máy này đã sử dụng một nam châm vĩnh cửu được quay bằng một tay quay. Nam châm quay được định vị sao cho cực Nam và cực Bắc của nó đi ngang qua một mẫu sắt được quấn bằng dây dẫn. Pixii phát hiện rằng nam châm quay đã tạo ra một xung điện trong dây dẫn mỗi lần một cực đi ngang qua cuộn dây. Ngoài ra, các cực Bắc và Nam của nam châm đã tạo ra một dòng điện có chiều ngược nhau. Bằng cách bổ sung một bộ chuyển mạch, Pixii đã có thể biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Không giống như đĩa Faraday, nhiều vòng dây được nối nối tiếp được sử dụng trong cuộn dây chuyển động của dynamo. Điều này cho phép điện áp đầu cực của máy cao hơn so với đĩa Faraday tạo ra, do đó điện năng có thể phân phối ở mức điện áp thích hợp.

Mối quan hệ giữa chuyển động quay cơ học và dòng điện trong dynamo là quá trình thuận nghịch, nguyên lý về mô tơ điện đã được phát hiện khi người ta thấy rằng một máy dynamo có thể tạo ra cho một máy dynamo thứ hai quay nếu cấp dòng điện qua nó.
Jedlik dynamo

Năm 1827, Anyos Jedlik bắt đầu thử nghiệm với các thiết bị quay có từ tính mà ông gọi là các rotor tự từ hóa. Trong mẫu vật đầu tiên của một bộ khởi động đơn cực, (đã được hoàn tất trong khoảng 1852 và 1854) cả phần tĩnh lẫn phần quay đều là nam châm điện. Ông đã trình bày nguyên lý của dynamo ít nhất là 6 tháng trước Ernst Werner von Siemens và Charles Wheatstone. Trên thực chất nguyên lý của nó là thay vì sử dụng nam châm vĩnh cửu, thì dùng 2 nam châm điện đối xứng nhau để tạo ra từ trường bao xung quanh rotor.
Gramme dynamo

Cả hai thiết kế trên đều tồn tại một vấn đề như nhau: Chúng tạo ra những xung dòng điện nhọn đầu không mong muốn. Antonio Pacinotti, một nhà khoa học người Ý đã tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách thay các cuộn dây tròn bằng các cuộn dây hình xuyến, tạo ra bằng cách quấn trên một vòng thép. Như vậy luôn có một số vòng của cuộn dây sẽ thông qua từ trường, và làm cho điện áp, dòng điện có dạng phẳng hơn. Zénobe Gramme đã thực hiện lại thiết kế này vài năm sau đó khi thiết kế một số nhà máy điện ở Paris trong thập niên 1870. Thiết kế này bây giờ được gọi là Gramme dynamo. Những phiên bản khác nhau đã được phát triển, và chế tạo từ dây, nhưng nguyên lý cơ bản về những cuộn dây xếp theo vòng đã trờ thành trái tim của tất cả các máy phát điện hiện nay.
( Theo wiki)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Căn nhà "Năng lượng tái tạo"

Với căn nhà "Năng lượng tái tạo" này, bạn không cần phải dùng đến máy phát điện mỗi khi bị cúp điện. Và, đương nhiên cũng không sợ cúp nước nữa. Mô hình nhà đang được các nhà nghiên cứu bên Mỹ thử nghiệm và theo dõi tiến độ hoạt động của nó...

Đó là ngôi nhà xây dựng tại Gaithersburg, Maryland theo yêu cầu của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Thương mại Mỹ.

Ngôi nhà năng lượng tái tạo

Ngôi nhà không năng lượng - ảnh st

Gọi là nhà "năng lượng tái tạo" (NZERTF) vì hầu như chỉ dùng nguồn năng lượng tái sinh do chính nó thu nhận được. Nhà NZERTF gồm 2 tầng, 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm. Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời và những sinh hoạt khác cũng được hệ thống quang năng cung cấp.

Hệ thống đèn sẽ được bật, tắt tại các thời điểm quy định còn nước nóng cũng được kích hoạt. Một số thiết bị nhỏ khi hoạt động cũng sẽ tạo ra nhiệt độ và độ ẩm giống như đang có sự hiện diện của con người.
Hệ thống điện mặt trời được sử dụng phục vụ căn nhà, khi năng lượng dư thừa sẽ được hòa vào mạng lưới điện địa phương qua một đồng hồ điện thông minh. Ngược lại khi hệ thống pin yếu thì điện lưới sẽ hỗ trợ.
Theo tạp chí Gizmag thì nhà NZERTF đã đi vào hoạt động vào trung tuần tháng 9, các dữ liệu thu thập được sẽ đưa lên internet để các nhà nghiên cứu và công chúng theo dõi tiến độ hoạt động của nó.
Còn nhớ cái thời tôi còn nhỏ, khi đó hầu như đêm nào cũng phải ngủ sớm, tầm 5,6 giờ là trời bắt đầu tối hẳn. Cả nhà quây quần bên mâm cơm rồi chuẩn bị kết thúc một ngày. Khi ấy, buổi tối không gian rất yên ắng, văng vẳng xa xa tiếng côn trùng kêu. Đường xá thì không giống bây giờ, đa số đều tối đen như mực, xa xa có một vài ánh đèn đường lẻ loi. Một cảnh vật rất yên bình cho đến giờ tôi vẫn chưa quên được.





Khi ấy chỉ có khu vực trung tâm thành phố là điện đóm đầy đủ, còn những vùng ven thì cảnh cúp điện xảy ra thường xuyên, nhà nào cũng luôn có một ngọn đèn dầu hoặc vài cây đèn cầy để sẳn. Mỗi khi cúp điện thì bọn nhóc chúng tôi vui lắm, ngồi tụ tập bên ngoại để nghe chuyện ma. Thú thật thì tôi là một thằng rất sợ ma, nhưng vẫn thích nghe, có những hôm nghe xong không dám đi đâu nữa, trùm chăn kín mít mà ngủ đến sáng.




Thời đó gia đình tôi vẫn còn khó khăn lắm, ba mẹ tôi từ khi cưới nhau đã ra riêng với bàn tay trắng. Dành dụm chắt chiu mới xây dựng được một ngôi nhà . Lúc đó điện nước là một thứ rất xa xỉ, ba mẹ hay dặn phải tiết kiệm tối đa. Chỉ có buổi tối mới được mở đèn và dùng máy quạt. Nhưng vì điện yếu nên bóng đèn cứ lờ mờ, và cái ánh sáng chập chờn ấy đã đi vào tâm trí tôi cho đến bây giờ.


Rồi thấm thoát thời gian trôi, đất nước phát triển từng ngày, cuộc sống trở nên văn minh hơn, điện được cung cấp đầy đủ cho mọi nhà, nó trở thành một thứ quen thuộc. Và tôi gần như quên đi sự hiện diện của nó. Cho đến hôm nay, đang làm việc thì bổng dưng cúp điện, mở máy phát điện và nhìn bóng đèn chớp tắt thì ký ức thời thơ ấu lại tràn về…nên viết vài dòng tâm sự. Liệu cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Hiện tượng và cách xử lý máy phát điện (Phần 2)

f) Máy phát điện mất kích từ


Hiện tượng:

- Dòng kích từ đột ngột giảm gần bằng không, công suất vô công chỉ âm, công suất hữu công tăng.

Máy phát điện có thể mất đồng bộ, dòng điện Stator tăng có thể dẫn đến quá tải máy phát điện hoặc ngừng sự cố máy phát do bảo vệ quá dòng điện.

Nguyên nhân:

- Đứt mạch kích từ do đứt dây, đứt cáp hoặc do nhảy áptômát diệt từ.

- Do ngắn mạch cuộn dây Rôtor máy phát điện.

Xử lý:

- Trường hợp cắt nhầm áptômát diệt từ, có thể khôi phục lại bằng cách đóng lại kích từ. Các trường hợp khác chưa rõ nguyên nhân đều phải ngừng máy, tìm điểm đứt mạch, ngắn mạch và xử lý xong mới được chạy lại máy và hoà điện.

g) Máy phát điện mất đồng bộ


Hiện tượng:

- Máy phát điện có tiếng kêu và rung hoà nhịp với sự dao động của các đồng hồ tần số, dòng điện, công suất, điện áp máy phát.

Nguyên nhân:

- Do mất ổn định của hệ thống điện sau sự cố.

- Do giảm hoặc mất kích từ máy phát điện.

Xử lý:

- Nhanh chóng tăng dòng điện kích từ máy phát, tăng điện áp máy phát điện đến trị số định mức.

- Nếu không xử lý được mà máy vẫn mất đồng bộ thì phải tách máy phát điện vận hành độc lập duy trì điện tự dùng cho nhà máy .

- Nếu mất kích từ thì xử lý theo phần f.

h) Máy phát điện chạy thành động cơ


Hiện tượng:

- Công suất hữu công, vô công giảm về âm.

- Dòng điện Stator, Rôto giảm thấp.

Nguyên nhân:

- Cánh hướng nước đóng hết.

- Cửa phai hạ nhanh rơi.

Xử lý:

- Duy trì tổ máy vận hành. Chú ý điều chỉnh thông số vận hành trong phạm vi cho phép, đồng thời xác minh nguyên nhân để xử lý.

- Nếu do thao tác nhầm thì phải nhanh chóng mở lại cánh hướng nước và cửa phai rơi nhanh, nâng công suất hữu công máy phát điện. Nếu do hỏng hóc trong cơ cấu điều khiển của thiết bị điều tốc hoặc cửa phai rơi nhanh thì phải ngừng máy để sửa chữa khắc phục.

i) Không tăng được điện áp máy phát điện


Hiện tượng:

- Sau khi khởi động đã đạt tốc độ mức, đóng mạch kích từ và nâng điện áp máy phát, nhưng điện áp không lên.

Nguyên nhân:

- Từ dư Rôto máy phát không đủ, mất nguồn 1 chiều ác quy

- Đứt mạch kích thích

- Mất từ dư của máy kích thích phụ.

Xử lý:

- Nếu thao tác khởi kích bằng từ dư không được thì chuyển sang thao tác khởi kích bằng nguồn điện ác quy 1 chiều. Kiểm tra nguồn 1 chiều ác quy.

- Nếu những thao tác khởi kích như trên không tăng được dòng kích từ thì ngừng máy tìm điểm sự cố đứt mạch.

- Nếu mất từ dư, ngừng máy tiến hành nạp từ cho máy kích thích phụ.

j) Sự cố và hiện tượng không bình thường của máy KT tĩnh


- Khi sự cố nhảy máy cắt đầu cực máy phát điện, nhưng không cắt được kích từ (bộ phận diệt từ nghịch biến không làm việc, áptômát diệt từ không cắt). Lúc này nhân viên trực ban nhanh chóng cắt bằng nút cắt LA2 (nút cắt có diệt từ nghịch biến), nếu áptômát diệt từ không tự cắt được thì lập tức cắt tiếp bằng nút cắt LA1 (nút cắt kích từ) sau đó thực hiện các thao tác ngừng máy bình thường.

- Khi quạt gió làm mát KT bị hư hỏng không làm việc, phải nhanh chóng giảm công suất phản kháng xuống dưới 10MVAR và xử lý trong 2 giờ, nếu không xong phải tiến hành ngừng máy.(Trong thời gian xử lý quạt, phải mở cánh tủ Thiristor để làm mát tự nhiên hoặc dùng quạt thổi trực tiếp vào các Thiristor trong tủ).

k) Cháy máy phát điện


Hiện tượng:

- Nhiệt độ của các bộ phận máy phát điện đều vượt quá trị số cho phép.

- Máy phát điện có mùi khét và có khói.

- Các thông số vận hành có thể giao động.

Nguyên nhân:

- Do phóng điện cuộn dây máy phát điện.

Xử lý:

- Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt mạch KT, cách ly tổ máy, duy trì tốc độ quay định mức.

- Tiến hành chữa cháy máy phát điện bằng vòi nước cứu hoả chuyên dùng và các phương tiện chữa cháy khác.

n) Máy kêu và rung khác thường


Hiện tượng:

- Máy rung mạnh có tiếng kêu và tiếng va đập khác thường.

- Công suất có thể giao động, độ mở cánh hướng nước giao động theo.

- Độ đảo trục tăng.

Nguyên nhân:

- Do có cánh hướng bị kẹt, bị gãy chốt cắt.

- Do hiện tượng cộng hưởng.

- Do ngắn mạch 1 số cực từ mà bảo vệ kích thích chưa tác động.

- Do các vật nặng trong phần quay của tổ máy lỏng bị rơi ra làm mất cân bằng động tổ máy.

Xử lý:

- Xử lý theo quy trình xử lý sự cố Tuabin thuỷ lực.

- Giảm công suất tổ máy, kiểm tra độ rung tiếng kêu ở các công suất khác nhau.

- Tách máy phát điện, cắt kích từ duy tổ máy chạy không tải tiến hành kiểm tra độ rung và tiếng kêu, nếu không giảm phải nhanh chóng ngừng máy tìm nguyên nhân để sửa chữa.

m) Các hiện tượng không bình thường khác của tổ máy phát điện


Khi phát hiện những hiện tượng không bình thường sau đây thì có thể vẫn duy trì tổ máy vận hành nhưng phải nhanh chóng tìm nguyên nhân, điểm sự cố và khắc phục.

1- Mất nguồn điều khiển, bảo vệ và tín hiệu tổ máy (chuyển tổ máy sang làm việc bằng tay)

2- Mất nguồn điện điều khiển và bảo vệ máy kích thích.

3- Mất nguồn điện áp từ các máy biến áp đo lường.

4- Tiếng kêu, rung khác thường.

5- Đánh lửa cổ góp máy KT, vành góp Rôtor.

6- Chảy nước hệ thống nước làm mát máy phát điện.

Nếu không thể khắc phục được thì phải thao tác ngừng máy bằng tay.

Cách xử lý sự cố máy phát điện

Hiện tượng và cách xử lý sự cố máy phát điện (Phần 1) 1) (23/10/2012)

Sự cố máy phát điện là phát sinh những hư hỏng trong quá trình vận hành, trang bị bảo vệ Rơle tác động nhảy máy cắt hoặc ngừng máy đồng thời báo tín hiệu hoặc những hư hỏng đã xảy ra, nhưng trang bị bảo vệ Rơle không tác động. Lúc này các nhân viên vận hành phải nhanh chóng xác định nguyên nhân, phạm vi của bảo vệ áp dụng mọi biện pháp để xử lý sự cố.

Hiện tượng không bình thường là những hư hỏng thiết bị được báo trước bằng tín hiệu chuông, đèn hoặc trực quan của người vận hành như các hiện tượng rung, tiếng kêu khác thường, đánh lửa cổ góp... nhưng chưa đến mức trang bị bảo vệ Rơle tác động nhảy máy cắt hoặc ngừng máy.

Xử lý sự cố máy phát điện

a) Bảo vệ so lệch máy phát điện tác động ngừng máy


Hiện tượng:

- Chuông còi kêu.

- Nhảy máy cắt đầu cực máy phát, cắt KT và ngừng máy.

- Con bài bảo vệ so lệch rơi.

Nguyên nhân:

- Ngắn mạch giữa các pha trong vùng bảo vệ so lệch máy phát điện.

- Nếu trước thời điểm sự cố không có hiện tượng máy gầm, các đồng hồ điện giao động mạnh thì có thể do bảo vệ tác động sai.

Xử lý:

- Theo dõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn.

- Cắt hẳn các khoá điều khiển của máy cắt đã cắt, ghi lại các tín hiệu con bài rơi, nâng các con bài tín hiệu.

- Kiểm tra máy cắt đã cắt, cắt dao cách ly đầu cực máy phát điện.

- Kiểm tra thiết bị trong buồng máy phát và các thiết bị trong phạm vi bảo vệ so lệch máy phát, kiểm tra cách điện máy phát điện. Nếu có hiện tượng hoả hoạn thì phải nhanh chóng chữa cháy.

- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm rõ nguyên nhân thì phải báo cáo Phó Giám đốc kỹ thuật để có biện pháp khắc phục sự cố.

- Nếu xác định rõ nguyên nhân do bảo vệ so lệch tác động sai, khi kiểm tra tổ máy bình thường phải báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật cho phép đưa tổ máy trở lại vận hành.

b) Bảo vệ quá điện áp máy phát điện tác động ngừng máy


Hiện tượng:

- Chuông còi kêu.

- Nhảy máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt KT và máy ngừng.

- Con bài bảo vệ quá điện áp máy phát rơi.

- Máy có thể kêu khác thường do tăng tốc độ lớn hơn định mức.

Nguyên nhân:

- Do máy phát mất tải đột ngột, tăng tốc.

- Do hư hỏng bộ điều chỉnh điện áp.

Xử lý:

- Theo rõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn.

- Cắt hẳn các khoá điều khiển của máy cắt đã cắt, ghi lại các tín hiệu con bài rơi, nâng các con bài tín hiệu.

- Kiểm tra thiết bị điều chỉnh kích từ máy phát, tìm nguyên nhân và khắc phục.

c) Bảo vệ quá I kém U của máy phát điện tác động ngừng máy


Hiện tượng:

* Cấp 1 tác động:

- Chuông còi kêu.

- Nhảy máy cắt đầu ra máy biến áp 110KV.

- Công suất phát của tổ máy giảm thấp

- Con bài Bảo vệ quá I kém U cấp 1 rơi.

* Cấp 2 tác động:

- Chuông còi kêu.

- Nhảy các máy cắt trong khối, cắt KT và ngừng máy.

- Con bài Bảo vệ quá I kém U cấp 2 rơi.

Nguyên nhân:

- Do ngắn mạch ngoài phía cấp điện áp 110KV, 35KV, 0,4KV.

- Do ngắn mạch trong vùng bảo vệ của máy phát điện và mạch điện 10,5KV nhưng bảo vệ khác không tác động.

Xử lý:

* Nếu cấp 1 tác động:

- Cắt hẳn khoá điều khiển máy cắt 110KV đã nhảy.

- Điều chỉnh duy trì tổ máy vận hành bình thường.

- Nếu kiểm tra bình thường có thể hoà tổ máy với lưới.

* Nếu cấp 2 tác động:

- Cắt hẳn các khoá điều khiển của các máy cắt trong khối nhảy.

- Theo rõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn.

- Nếu xác định chắc chắn do ngắn mạch ngoài cho phép có thể khởi động lại ngay tổ máy ở chế độ không tải.

- Nếu xác định rõ nguyên nhân do bảo vệ tác động sai, khi kiểm tra tổ máy bình thường phải báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật cho phép đưa tổ máy trở lại vận hành.

d) Bảo vệ quá tải máy phát điện


Hiện tượng:

- Chuông kêu.

- Biển báo quá tải máy phát điện sáng.

- Dòng điện stator tăng quá định mức (1,2 Iđm).

Xử lý:

- Kiểm tra dòng điện 3 pha Stator. Nếu không cân bằng thì tìm nguyên nhân và xử lý. Nếu dòng 3 pha cân bằng giảm công suất vô công và công suất hữu công, duy trì dòng điện định mức máy phát điện.

- Nếu theo yêu cầu của điều độ hệ thống thì có thể duy trì dòng điện quá tải Stato trong thời gian cho phép quá tải sự cố.

e) Bảo vệ chạm đất Stator máy phát điện


Hiện tượng:

- Chuông kêu.

- Biển báo chạm đất Stator và chạm đất xà 10,5KV sáng.

Nguyên nhân:

- Chạm đất trong mạch Stator máy phát điện.

- Chạm đất trong mạch điện áp MPĐ hoặc xà 10,5KV.

Xử lý:

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống 10,5KV của tổ máy.

- Kiểm tra phân đoạn sự cố bằng cách tách hệ thống 35KV và tự dùng nếu không hết tín hiệu mới cắt máy cắt đầu cực máy phát điện. Sau 2 giờ không xử lý được thì phải ngừng tổ máy.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Làm mát máy phát điện bằng khí Hidro

Tất cả các máy phát điện xoay chiều đều là những máy phát điện đồng bộ với những phần tử chủ yếu là stator (phần tĩnh), rotor (phần quay) và thiết trí kích thích: những hệ thống máy điện hoặc thiết bị cung cấp dòng điện một chiều vào cuộn dây rotor để kích thích máy điện đồng bộ. Bản thân máy kích thích có thể trực tiếp gắn rotor của máy điện đồng bộ (những máy kích thích điện tử dòng điện một chiều hoặc xoay chiều, nhờ chúng tạo ra được các hệ thống kích thích độc lập, các máy kích thích không có chổi than). Những hệ thống tự kích thích với các bộ biến đổi kiểu ion hoặc bán dẫn có điều khiển nhận được nguồn cung cấp từ cuộn dây chính hoặc phụ của stator.

Khi dòng điện đi qua các dây dẫn và có sự hiện hữu của từ thông xoay chiều, trong lõi thép sẽ phát sinh những tổn thất làm nóng máy. Để làm mát máy cần có thiết trị quạt gió cưỡng bức bởi vì hiệu quả làm mát tự nhiên không đủ.

Các máy phát điện tuabin hơi căn cứ theo phương pháp làm mát được phân chia thành các máy làm mát bằng không khí, khí hydro và chất lỏng (nước, dầu) hoặc kết hợp.

Việc nâng cao công suất máy phát điện ban đầu được thực hiện bằng cách tăng kích thước. Điều đó đã tiếp tục cho đến khi các tải cơ học của các phần tử khác nhau trên rotor (đai, nêm chèn…) đạt các trị số giới hạn. Việc tiếp tục tăng công suất máy phát điện được thực hiện chủ yếu nhờ nâng cao mật độ dòng điện trong các cuộn dây và tăng cường làm mát. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng công suất thì các tổn thất về quạt gió và ma sát giữa rotor với không khí tăng mạnh, vì vậy cần phải chuyển sang làm mát trực tiếp các cuộn dây và lõi thép của máy phát điện.

Ưu việt của việc làm mát bằng khí hydro: nhờ tỷ trọng của hydro nhỏ hơn gần 10 lần so với không khí, độ dẫn nhiệt cao gấp 7 lần không khí. Việc sử dụng hydro làm mát cho phép tăng công suất máy phát điện thêm 35 – 40% so với làm mát bằng không khí (kích thước máy phát điện như nhau), tăng hiệu suất thêm 1% trở lên, tăng tuổi thọ của máy. Thí dụ đối với máy phát điện công suất 100 MW, 3.000 vòng/ phút khi làm mát bằng hydro tăng thêm hiệu suất 1,2%; với máy phát điện làm mát bằng không khí công suất 200 MW, tổn thất thông gió là 1.195 kW, còn khi làm mát bằng hydro chỉ còn dưới 140 kW.

Những thử nghiệm ứng dụng làm mát bằng hydro cho các máy phát điện đã được thực hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1923. Sau đó hệ thống làm mát bằng hydro đã được thử nghiệm trên hàng loạt các máy phát điện và máy bù đồng bộ công suất lớn và chỉ từ năm 1936 – 1938 ở Mỹ mới bắt đầu chế tạo những máy phát điện tuabin hơi công suất lớn hàng trăm MW với các hệ thống làm mát bằng hydro.


Hệ thống làm mát máy phát điện bằng khí Hidro

Trong các máy phát điện với hệ thống làm mát bằng hydro khoang bên trong được làm kín cách ly với môi trường bên ngoài nên hầu như không có oxy trong đó. Trong điều kiện đó máy phát điện không cần trang bị thiết trí chống cháy (vì hydro không duy trì sự cháy).

Các máy phát điện làm mát bằng hydro được thiết kế với áp suất hydro khác nhau: 3; 3,5; 4 kG/cm2. Khi áp suất hydro trong thân máy giảm thì công suất của máy phát giảm đáng kể. Thí dụ máy phát điện công suất 320 MW được thiết kế với áp suất dư của hydro 3,5 kG/cm2 thì khi áp suất đó giảm xuống 3 kG/cm2 công suất của máy phát điện chỉ còn 87% công suất định mức; khi áp suất 2,5 kG/cm2 – 73%; khi áp suất 2,0 kG/cm2 – 60% và khi áp suất 1,5 kG/cm2 chỉ còn 47% công suất định mức.

Việc duy trì độ tinh khiết của hydro là rất quan trọng xuất phát từ các quan điểm an toàn phòng nổ cũng như hiệu suất của máy phát điện. Thí dụ đối với máy phát điện làm mát trực tiếp rotor bằng hydro, sự giảm độ tinh khiết của hydro từ 98 xuống 93% gây ra sự tăng tổn thất quạt khí khoảng 1,5 lần, dẫn đến giảm hiệu suất máy phát điện khoảng 1,5 lần.

Độ ẩm của hydro tăng cao ảnh hưởng xấu tới trạng thái cách điện và độ bền cơ của các đai rotor, tạo ra sự ăn mòn lõi thép…. vì vậy cần phải duy trì độ ẩm của hydro trong thân máy không vượt quá 12 – 13 g/m3 với các trị số vận hành về áp suất và nhiệt độ của khí hydro lạnh, tức làm ứng với 30 – 40% độ ẩm tương đối.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ở Liên Xô các máy phát điện có công suất 50MW trở lên được trang bị hệ thống làm mát bằng hydro. Nhưng ở các nước khác, các hệ thống làm mát bằng hydro chỉ sử dụng cho các máy phát điện công suất từ 300 MW trở lên, còn dưới 300 MW được làm mát bằng không khí.

Những máy phát điện công suất đơn vị từ 300MW đến 1.200 MW (thậm chí tới 1.500MW) có hệ thống làm mát riêng cho stator (bằng nước cất đoi trong dây dẫn rỗng của stator) và làm mát bằng hydro cho rotor.

Sản xuất điện từ đáy biển



Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ tự nhiên giữa các tầng nước dưới biển để làm quay tua-bin, hãng Lockheed Martin vừa có ý tưởng sản xuất điện từ năng lượng nhiệt đại dương. Muốn vậy, cần 1 đường ống đường kính 33 feet (10m) kéo dài hàng cây số cắm xuống dưới nước.

Nguyên lý như sau: Nước bề mặt ấm áp đi vào bộ trao đổi nhiệt, làm bay hơi dung dịch amoniac, hơi nước thu được quay tua-bin, kéo máy phát điện. Ammonia được tái ngưng tụ bằng cách áp lạnh nước từ đáy biển.
Nhưng để đạt tới quy mô sản xuất công nghiệp của một nhà máy công suất 100 MW điện, cần rất nhiều nước. Giám đốc kỹ thuật OTEC tại hãng Lockheed Martin Laurie Meyer cho biết: "Để sản xuất điện với công suất lớn, nhà máy năng lượng nhiệt đại dương phải di chuyển cả “con sông nước".
Các đại dương là “hồ chứa khổng lồ nước ấm áp”, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, nơi sự chênh lệch nhiệt giữa các độ sâu có thể đạt 40 độ Fahrenheit (khoảng 4°C). Một đường ống dài hàng ngàn mét, đường kính 10m đưa xuống đáy biển theo chiều đứng không dễ dàng. Nhưng Lockheed sẽ xây dựng tại chỗ, bằng cách sử dụng các kỹ thuật lắp đặt đặc biệt.
Cấu trúc ống nước khổng lồ này phải chịu được áp lực liên tục của dòng chảy, áp suất khí quyển sâu trên dưới 1.000m. Đó là một thách thức. Lockheed đã chế tạo một loại vật liệu hỗn hợp làm đường ống, bao gồm sợi tổng hợp hoặc nhựa vinyl được tăng cường bằng sợi thủy tinh, đáp ứng tất cả các yêu cầu về tính linh hoạt và ổn định. Các nhà máy điện kiểu này rất thích hợp cho vùng nhiệt đới như Hawaii, Philippines, phục vụ các căn cứ Hải quân, đảo nhỏ, cảng tạm… Một nhà máy 10 MW được dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Giới thiệu máy phát điện Nam Nguyên

Được thành lập từ năm 2002 và lãnh đạo bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực , cùng với đội ngũ kỹ sư được tuyển dụng từ các trường có đạo tạo cơ khí uy tín trong nước, được đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu.



Với phương châm luôn lấy uy tín và lợi ích của khách hàng làm đầu. Giờ đây, Công ty Nam nguyên đã xây dựng được một uy tín vững chắc, đạt được sự tín nhiệm của những khách hàng truyền thống như các hệ thống ngân hàng, khách sạn, bệnh viện và các cao ốc văn phòng trong cả nước.



Với trụ sở chính được đặt tại Tp.HCM và các trung tâm bảo hành được đặt trên các tỉnh thành trong cả nước, công ty chúng tôi luôn tạo sự thuận tiện đến khách hàng cũng như việc ứng cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp, cam kết quyền lợi của khách hàng được đảm bảo một cách tối ưu.


Thông tin cơ bản về Hồ sơ Công ty

Loại hình doanh nghiệp Công Ty TNHH Một Thành Viên
Năm thành lập 2002
Ngành Nghề Kinh doanh * Nhà cung cấp Máy Phát Điện
* Cho thuê Máy Phát Điện
* Sửa chữa Máy Phát Điện
* Bảo trì và bảo dưỡng Máy Phát Điện
Mạng lưới hoạt động: 1 trụ sở chính , 2 kho bãi và các trạm bảo hành được đặt trên các tỉnh thành trong cả nước
Doanh thu hàng năm 40-45 tỷ
Tổng số nhân viên 20 người, trong đó kỹ sư và nhân viên kỹ thuật : 7 người



Tại sao chọn chúng tôi?


Những yếu tố sau đã giúp chúng tôi tạo được vị trí nhất định trong ngành công nghiệp này .



Đội ngũ tư vấn từ các chuyên gia kỹ thuật


Chúng tôi hiểu rằng việc trang bị một máy phát điện dự phòng phải đảm bạo được lợi ích thật sự mà nó mang lại cũng như phù hợp với chính sách của Công ty. Với nhiều năm kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu, Quý khách thật sự sẽ hài lòng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ Các chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi .



Nguồn sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Với nguồn máy phong phú và luôn có sẵn được nhập khẩu từ những nhà sản xuất Máy phát điện uy tín hàng đầu thế giới như Cummins, Perkins, Volvo, Denyo, Isuzu, Mitsubishi, Yanmar, v.v... Chúng tôi đảm bảo sự an toàn về mặt chất lượng cũng như luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng . Bên cạnh đó, việc đem lại lợi ích và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng việc cung cấp một giá cả hợp lý, giá trị sản phẩm chúng tôi mang lại sẽ vượt hơn mong đợi của Quý khách.



Chế độ bảo hành và bảo trì

Bằng kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và quy trình bão dưỡng sẵn có, chúng tôi có một kế hoạch bảo trì , bảo dưỡng cho khách hàng của chúng tôi nhằm nâng cao tuổi thọ của máy cũng như chuẩn đón kịp thời các triệu chứng hỏng hóc hay các thiết bị bị bào mòn trong quá trình làm việc, từ đó giảm thiểu việc sữa chữa và chủ động hơn trong việc cung ứng điện trong trường hợp khẩn cấp.

Việc thay thế phụ tùng cũng sẽ được đảm bảo bằng những sản phẩm chính hãng với chất lượng đáng tin cậy về mặt kỹ thuật, an toàn cũng như hiệu quả kinh tế. Sản phẩm chính hãng cũng sẽ được được bảo hành với thời gian dài và luôn tương thích với máy phát điện của Quý khách , kể cả những chi tiết nhỏ nhất.

24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, chúng tôi luôn sẵn sàng trên các cuộc gọi. Vì vậy, khi Máy Phát Điện gặp sự cố, Quý khách sẽ gặp trực tiếp chuyên gia của chúng tôi mà không cần thông qua bất cứ tổng đài điện thoại nào, với đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu, sự cố của Quý khách sẽ được xác nhận và giải quyết trong thời gian nhanh nhất., đảm bảo sự liên tục trong hoạt động sản xuat kinh doanh.

May Phat Dien Nam Nguyen Co., ltd, thương hiệu xứng đáng trao gửi niềm tin.