Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Hiện tượng và cách xử lý máy phát điện (Phần 2)

f) Máy phát điện mất kích từ


Hiện tượng:

- Dòng kích từ đột ngột giảm gần bằng không, công suất vô công chỉ âm, công suất hữu công tăng.

Máy phát điện có thể mất đồng bộ, dòng điện Stator tăng có thể dẫn đến quá tải máy phát điện hoặc ngừng sự cố máy phát do bảo vệ quá dòng điện.

Nguyên nhân:

- Đứt mạch kích từ do đứt dây, đứt cáp hoặc do nhảy áptômát diệt từ.

- Do ngắn mạch cuộn dây Rôtor máy phát điện.

Xử lý:

- Trường hợp cắt nhầm áptômát diệt từ, có thể khôi phục lại bằng cách đóng lại kích từ. Các trường hợp khác chưa rõ nguyên nhân đều phải ngừng máy, tìm điểm đứt mạch, ngắn mạch và xử lý xong mới được chạy lại máy và hoà điện.

g) Máy phát điện mất đồng bộ


Hiện tượng:

- Máy phát điện có tiếng kêu và rung hoà nhịp với sự dao động của các đồng hồ tần số, dòng điện, công suất, điện áp máy phát.

Nguyên nhân:

- Do mất ổn định của hệ thống điện sau sự cố.

- Do giảm hoặc mất kích từ máy phát điện.

Xử lý:

- Nhanh chóng tăng dòng điện kích từ máy phát, tăng điện áp máy phát điện đến trị số định mức.

- Nếu không xử lý được mà máy vẫn mất đồng bộ thì phải tách máy phát điện vận hành độc lập duy trì điện tự dùng cho nhà máy .

- Nếu mất kích từ thì xử lý theo phần f.

h) Máy phát điện chạy thành động cơ


Hiện tượng:

- Công suất hữu công, vô công giảm về âm.

- Dòng điện Stator, Rôto giảm thấp.

Nguyên nhân:

- Cánh hướng nước đóng hết.

- Cửa phai hạ nhanh rơi.

Xử lý:

- Duy trì tổ máy vận hành. Chú ý điều chỉnh thông số vận hành trong phạm vi cho phép, đồng thời xác minh nguyên nhân để xử lý.

- Nếu do thao tác nhầm thì phải nhanh chóng mở lại cánh hướng nước và cửa phai rơi nhanh, nâng công suất hữu công máy phát điện. Nếu do hỏng hóc trong cơ cấu điều khiển của thiết bị điều tốc hoặc cửa phai rơi nhanh thì phải ngừng máy để sửa chữa khắc phục.

i) Không tăng được điện áp máy phát điện


Hiện tượng:

- Sau khi khởi động đã đạt tốc độ mức, đóng mạch kích từ và nâng điện áp máy phát, nhưng điện áp không lên.

Nguyên nhân:

- Từ dư Rôto máy phát không đủ, mất nguồn 1 chiều ác quy

- Đứt mạch kích thích

- Mất từ dư của máy kích thích phụ.

Xử lý:

- Nếu thao tác khởi kích bằng từ dư không được thì chuyển sang thao tác khởi kích bằng nguồn điện ác quy 1 chiều. Kiểm tra nguồn 1 chiều ác quy.

- Nếu những thao tác khởi kích như trên không tăng được dòng kích từ thì ngừng máy tìm điểm sự cố đứt mạch.

- Nếu mất từ dư, ngừng máy tiến hành nạp từ cho máy kích thích phụ.

j) Sự cố và hiện tượng không bình thường của máy KT tĩnh


- Khi sự cố nhảy máy cắt đầu cực máy phát điện, nhưng không cắt được kích từ (bộ phận diệt từ nghịch biến không làm việc, áptômát diệt từ không cắt). Lúc này nhân viên trực ban nhanh chóng cắt bằng nút cắt LA2 (nút cắt có diệt từ nghịch biến), nếu áptômát diệt từ không tự cắt được thì lập tức cắt tiếp bằng nút cắt LA1 (nút cắt kích từ) sau đó thực hiện các thao tác ngừng máy bình thường.

- Khi quạt gió làm mát KT bị hư hỏng không làm việc, phải nhanh chóng giảm công suất phản kháng xuống dưới 10MVAR và xử lý trong 2 giờ, nếu không xong phải tiến hành ngừng máy.(Trong thời gian xử lý quạt, phải mở cánh tủ Thiristor để làm mát tự nhiên hoặc dùng quạt thổi trực tiếp vào các Thiristor trong tủ).

k) Cháy máy phát điện


Hiện tượng:

- Nhiệt độ của các bộ phận máy phát điện đều vượt quá trị số cho phép.

- Máy phát điện có mùi khét và có khói.

- Các thông số vận hành có thể giao động.

Nguyên nhân:

- Do phóng điện cuộn dây máy phát điện.

Xử lý:

- Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt mạch KT, cách ly tổ máy, duy trì tốc độ quay định mức.

- Tiến hành chữa cháy máy phát điện bằng vòi nước cứu hoả chuyên dùng và các phương tiện chữa cháy khác.

n) Máy kêu và rung khác thường


Hiện tượng:

- Máy rung mạnh có tiếng kêu và tiếng va đập khác thường.

- Công suất có thể giao động, độ mở cánh hướng nước giao động theo.

- Độ đảo trục tăng.

Nguyên nhân:

- Do có cánh hướng bị kẹt, bị gãy chốt cắt.

- Do hiện tượng cộng hưởng.

- Do ngắn mạch 1 số cực từ mà bảo vệ kích thích chưa tác động.

- Do các vật nặng trong phần quay của tổ máy lỏng bị rơi ra làm mất cân bằng động tổ máy.

Xử lý:

- Xử lý theo quy trình xử lý sự cố Tuabin thuỷ lực.

- Giảm công suất tổ máy, kiểm tra độ rung tiếng kêu ở các công suất khác nhau.

- Tách máy phát điện, cắt kích từ duy tổ máy chạy không tải tiến hành kiểm tra độ rung và tiếng kêu, nếu không giảm phải nhanh chóng ngừng máy tìm nguyên nhân để sửa chữa.

m) Các hiện tượng không bình thường khác của tổ máy phát điện


Khi phát hiện những hiện tượng không bình thường sau đây thì có thể vẫn duy trì tổ máy vận hành nhưng phải nhanh chóng tìm nguyên nhân, điểm sự cố và khắc phục.

1- Mất nguồn điều khiển, bảo vệ và tín hiệu tổ máy (chuyển tổ máy sang làm việc bằng tay)

2- Mất nguồn điện điều khiển và bảo vệ máy kích thích.

3- Mất nguồn điện áp từ các máy biến áp đo lường.

4- Tiếng kêu, rung khác thường.

5- Đánh lửa cổ góp máy KT, vành góp Rôtor.

6- Chảy nước hệ thống nước làm mát máy phát điện.

Nếu không thể khắc phục được thì phải thao tác ngừng máy bằng tay.

Cách xử lý sự cố máy phát điện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét